Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ Mirinda Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

Stress khi mang thai: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh

0

Cập nhật vào 07/01

Stress khi mang thai kéo dài dễ tạo ra nguy cơ sinh con thiếu tháng hoặc sinh con nhẹ cân. Từ đó, trẻ có sức đề kháng kém, dễ mắc nhiều bệnh về sức khỏe. Vậy làm sao để phòng tránh stress khi mang thai? Hãy cùng tìm hiểu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh Stress khi mang thai.

Mang thai là thời gian đầy biến động trong cuộc đời của các bà mẹ. Cơ thể, cảm xúc và cuộc sống của bạn đều thay đổi. Bên cạnh sự hân hoan về thành viên mới thì nhiều áp lực cũng ập đến với bạn.

Stress, căng thẳng không phải điều bất thường khi mang thai. Tuy nhiên, stress quá độ khiến bạn khó chịu và tạo ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm các cách điều trị căn bệnh này tại: điều trị bệnh stress. Còn sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh Stress khi mang thai sau đây:

Nguyên nhân gây stress khi mang thai

Mỗi bà mẹ chịu đựng những tác nhân gây stress khác nhau. Nhưng phần lớn đều phải đối mặt với những vấn đề chung sau:

  • Cảm giác khó chịu khi mang thai: nôn ốm nghén, táo bón, mệt mỏi hoặc đau lưng.
  • Sự thay đổi hóc môn khiến tâm trạng bạn thay đổi. Tâm trạng thất thường khiến cơ thể khó chống lại căng thẳng, mệt mỏi.
  • Nỗi lo lắng về tương lai của bản thân: em bé, gia đình, sự nghiệp thay đổi.
  • Áp lực từ công việc: phải hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian xin nghỉ, tìm kiếm người giúp đỡ trong quá trình nghỉ sinh.
  • Cuộc sống bận rộn cùng với quá nhiều sự thay đổi không mong muốn.

Stress khi mang thai 1

Sự biến đổi hóc-môn là một trong những nguyên nhân gây stress khi mang thai

Biểu hiện của stress khi mang thai

Những cảm giác bồn chồn là rất bình thường trong thời kỳ mang thai. Do đó, các bà mẹ thường khó nhận biết được lúc nào thì stress đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của mình. Bạn cần chú ý những biểu hiện sau để nhận được sự giúp đỡ kịp thời trước khi các cảm xúc tiêu cực thắng thế:

  • Dấu hiệu cơ bản nhất của stress là khó ngủ, lo lắng thường xuyên và phần lớn về các vấn đề nhỏ nhặt. Sự lo âu quá độ tạo ảnh hưởng xấu đến tâm trạng, giấc ngủ, sức tập trung và khiến bạn thèm ăn hoặc chán ăn.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường. Bạn dễ cảm thấy buồn rầu, mọi thứ không còn thú vị kể cả những điều trước đây bạn ưa thích. Khi mang thai, bạn cảm thấy mình vô dụng. Từ đó, các cảm xúc giận dữ, trống rỗng, thất vộng khiến bạn xa lánh mọi người.
  • Một số trường hợp stress khi mang thai có biểu hiện lâm sàng như: tim đập nhanh, đổ mồ hôi nhiều, thở gấp, run rẩy hoặc bị hội chứng Hoảng loạn.

Stress khi mang thai 2

Căng thẳng kéo dài làm suy giảm hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai

Cách phòng tránh stress khi mang thai

Điều quan trọng nhất bạn cần biết khi cảm thấy căng thẳng đó là bạn không chỉ có một mình! Bạn không phải là người phụ nữ duy nhất bị stress. Bạn cần phải chống lại các cảm xúc tiêu cực để bảo vệ bản thân và thai nhi! Dưới đây là một vài phương pháp bạn có thể áp dụng để phòng tránh và ngăn chặn stress:

  • Bạn nên tìm hiểu về điều khiến bạn lo lắng và tâm sự với gia đình, bạn bè. Cách tốt nhất là bạn nên tâm sự với một người đã có con (có thể mẹ bạn), họ sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm, phương pháp hiệu quả mà bạn chưa từng nghĩ tới.
  • Chú ý chăm sóc cơ thể mình nhiều hơn: ăn đủ chất, tập thể dục điều độ. Mười phút đi bộ mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và có giấc ngủ sâu hơn.
  • Đăng ký một lớp học tiền sản để được trang bị mọi kiến thức cần thiết khi sinh. Lớp học này cũng cung cấp cho bạn kỹ thuật thở và thư giãn hiệu quả.

 >> 7 tác hại của bệnh rối loạn lo âu đối với sức khỏe và đời sống

Được tổng hợp bởi mirindavietnam.com

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.